fahasa.com mua sách online fahasa.com - mua sách online

KỶ NIỆM 43 NĂM THÀNH LẬP CÔNG TY FAHASA

Hôm nay ngày 6/8/2019 chúng ta hân hoan  vui mừng đón chào sinh nhật lần thứ 43 của FAHASA. Nhân dịp này tôi xin làm ngươi kể chuyện về FAHASA và những giai đoạn thăng trầm của FAHASA.
Sau ngày giải phóng, thành phố Sài Gòn còn bộn bề nhiều mặt. Trong bối cảnh đó, Ngày 6/8/1976 Ủy ban Nhân dân Thành phố dã ra quyết định thành lập Quốc doanh phát hành sách, thuộc sở Thông tin – Văn Hoá. Rồi lần lược đổi tên thành Công ty Phát hành sách Thành phố Hồ Chí Minh (1982) và từ 2005 đến nay là Công ty cổ phần phát hành sách-FAHASA. Quá trình có thể chia làm 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn hình thành trong thời kỳ bao cấp (1976-1985). Thời kỳ này chủ yếu là công tác tuyên truyền phục vụ cách mạng và tiếp quản các nhà sách tư nhân hình thành hệ thống Phát hành sách toàn thành phố. Gồm :

Tại thành phố thì Quốc doanh phát hành sách và các nhà sách chuyên đề trực thuộc như:

  1. Cửa hàng sách Quốc văn tổng hợp (60-62 Lê Lợi),
  2. Cửa hàng sách Ngoại văn tổng hợp (185 Đồng khởi).
  3. Cửa hàng sách Khoa học kỷ thuật (41-43 Hàm Nghi).
  4. Cừa hàng sách Thiếu Nhi (28 Lê Lợi).
  5. Cửa hàng sách cũ (3B Phạm Ngũ Lão).
  6. Đặc biệt Cửa hàng sách Tổng hợp FAHASA (40 Nguyễn Huệ) khai trương vào năm 1982. Là tầng trệt của Văn phòng Công ty được cải tạo và nâng cấp thành nhà sách.

Tại các quận huyện thì có các Quốc doanh phát hành sách quận huyện và Hiệu sách Nhân Dân tại 18 quận huyện nội ngoại thành.

  1. Hoạt động trong thời kỳ này sôi nỗi bao gồm. Các hoạt động tuyên truyền , cổ động cho các chính sách và các ngày lễ lớn, các hoạt động chính trị chào mừng đại hội Đảng các cấp…Ngoài ra còn có các hoạt động hội sách thu hút rất đông khách hàng như: Hội sách mùa Xuân, Hội sách phục vụ Hè… hoặc các triển lãm sách Liên Xô…Các hội sách này tổ chức tại các khu vực trung tâm thành phố ( Công trường Lam Sơn, Công viên 23/9, nhà văn hóa lao động…).
  2. Ngoài ra còn có nhiều đợt phục vụ lưu động cho sinh viên, học sinh, công nhân, nhân dân tại các địa phương vùng sâu vùng xa như Nông trường Phạm Văn Cội, Phạm Văn Hai, Thủy điện Trị An…
  3. Hàng hóa trong thời gian này chủ yếu là các tài liệu tuyên truyền, học tập, Sách văn học giải trí còn thưa thớt. Sách Ngoại văn chủ yếu là sách do Liên Xô viện trợ. Hàng văn phòng phẩm thì rất đơn điệu, chỉ duy nhất thương hiệu Hồng Hà.

Giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường (1986-1990). Đây là giai đoạn khó khăn của cả nước, hầu hết các đơn vị không bắt nhịp kịp. Ngành phát hành sách của cả nước đều thua lỗ kéo dài, đây là thời gian thách thức và có nhiều đơn vị trong ngành phải đóng cửa. Công ty Phát hành sách TP HCM cũng rơi vào tình trạng khó khăn tương tự.

  • Do chưa được trang bị kiến thức nền tảng về kinh tế thị trường nên hầu hết Cán bộ Lãnh đạo Công ty cho đến cán bộ chuyên môn đề không bắt nhịp và chưa theo kịp. Lãnh đạo công ty chưa có chiến lược định hướng cho các hoạt động của công ty. Hàng hóa tiêu thụ rất chậm, hàng tồn kho cao, chiếm hết vốn của công ty. Doanh thu các đơn vị sụt giảm nghiêm trọng dẫn đến thu nhập người lao động giảm không đảm bảo cuộc sống bình thường.
  • Lãnh đạo công ty thử nghiệm nhiều giải pháp nhưng chưa đạt hiệu quả. Trong thời gian này bổ nhiệm và thay đổi lãnh đạo công ty rất nhiều. Mặt bằng một số nhà sách lớn tại khu trung tâm cho tư nhân thuê bán giày dép, sách cũ…Tuy nhiên tình hình vẫn không cải thiện, cuộc sống cán bộ nhân viên rất khó khăn. Cán bộ-Nhân viên nghỉ việc nhiều.
  • Đây là giai đoạn khó khăn nhất của Công ty.

Giai đoạn đáp ứng và thử nghiệm và bước đầu phát triển (1990-2004).

  • Từ những năm đầu thập niên 90, lãnh đạo công ty đã có một số giải pháp, hướng đi thử nghiệm mới như liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài ngành. Đặc biệt chính sách khoán kinh doanh cho các nhà sách lớn như Nguyễn Huệ, Sài Gòn, Xuân Thu… Với chính sách khoán như vậy các đơn vị chủ động hơn và có nhiều phương thức kinh doanh linh hoạt hơn, tạo hiệu quả bước đầu. Từ bước chuyển mình đó các nhà sách hoạt động tích cực về mọi mặt, nhân viên có thu nhập tốt hơn nên phục vụ nhiệt tình hơn. Điều này cũng tác động trở lại, làm doanh thu nhà sách tăng trưởng tốt hơn.
  • Hệ thống nhà sách trong giai đoan này không chỉ ở khu trung tâm nữa mà bắt đầu lan tỏa xuống các quận ven và tỉnh lân cận. Một loạt các nhà sách ra đời trong thời gian này kể các nhà sách liên kết với các địa phương, như Phú Nhuận, Tân Định, Cây Gõ, Gia Định, Tân Bình, Cây Gõ (Quận 6), Hưng Phú, Lý Thái Tổ (Quận 8), Bạch Đằng (Hóc Môn), Bình Minh, Thuận An (Bình Dương), Tây Đô (Cần Thơ)…
  • Từ sự phát triển như trên hình thành các quản lý mới. Công ty thành lập các Cụm nhà sách (tương đương với các trung tâm sách). Với mô hình lấy các nhà sách lớn làm chỗ dựa cho các nhà sách nhỏ để tập trung công tác quản lý và cung ứng hàng hóa. Giai đoạn này có 4 cụm Nguyễn Huệ, Xuân Thu, Tân Định và Gia Định.
  • Trong giai đoan này với sự điều chỉnh và phát triển chung của cả nước nên nhu cầu và sức mua cũng được nâng lên. Đồng thời FAHASA cũng mở ra một phong cách phục vụ mới, đó là các gian hàng sách tự chọn. Hàng hóa nhiều hơn, đầy đủ và ngày càng đa dạng, phong phú hơn.
  • Giai đoạn này phát triển rất tốt nhờ sự năng động của các Cụm nhà sách. Tuy nhiên chỉ là những giải pháp có tính đối phó nên chưa thật sự bền vững. Trong lãnh đạo chưa có định hướng rõ nét, Công tác quản lý còn nhiều bất cập.  Ngoài ra còn tổ chức Phân xưởng in và Phòng xuất bản để liên kết 3 khâu Xuất bản in và phát hành. Tuy nhiên hiệu quả không cao, hàng tồn đọng nhiều.
  • Đây là giai đoạn Công ty phát triển nhưng chưa ổn định.

Giai đoạn phát triển ổn định và bền vững. (2005- nay) Công ty tiến hành cổ phần hóa và đổi tên gọi là Công ty cổ phần phát hành sách Thành phố HCM-FAHASA.

Giai đoạn này FAHASA tổ chức cấp Phòng ban Công ty và các đơn vị trực thuộc gồm: 10 Phòng ban trực thuộc Công ty cùng 6 Trung tâm sách và Xí nghiệp In

  1. TTS Nguyễn Huệ.
  2. TTS Xuận Thu.
  3. TTS Phú Nhuận.
  4. TTS Gia Định.
  5. TTS Hà Nội.
  6. Đặc biệt Trung Tâm Thương Mại Điện Tử. (đáp ứng xu thế phát triển chung, kinh doanh trực tuyến.)
  7. Xí nghiệp In FAHASA.

Giai đoạn này Lãnh đạo Công ty định hướng chiến lược “Xây dựng hệ thống nhà sách chuyên nghiệp trên toàn quốc” và kiên trì theo đuổi cho đến nay. Mọi nguồn lực đều tập trung cho việc xây dựng và phát triển mạng lưới hệ thống nhà sách FAHASA cả về Số lượng lẫn chất lượng.
Về số lượng thì năm 2005 là 18 nhà sách thì đến 2017 ,  Với việc khai trương nhà sách Long Biên đã tạo dấu ấn nhà sách thứ 100 và đến nay là 110 nhà sách (tăng 92 nhà sách, tương đương hơn 6 lần).  Đầu năm 2019 khai trương và sửa chữa khai trương lại 3 nhà sách theo mô hình mới, với mức đầu tư và đẵng cấp ngang tầm khu vực: Nhà sách Phạm Văn Đồng, Nhà sách Đà Nẵng, và nhà sách Tân Phú. Sắp tới chuẩn bị khai trương 2 nhà sách mới là Nhà sách Vạn Phúc  (Aeon Hà Đông) và Nhà sách Cao Lãnh (Vincom Đòng Tháp). Công tác phát triển mạng lưới phát triển nhanh, sôi nỗi có tháng khai trương từ 2-3 nhà sách mới. Thời gian gần đây thì Công tác phát triển mạng lưới đi vào đầu tư chiều sâu, đó là tính hiệu quả. Đảm bảo hiệu quả ngay năm đâu tiên.

Về chất thì nhà sách ngày càng khang trang hơn, phù hợp không gian mua sắm và thư giản. Thể hiện qua 3 mặt:

  • Đầu tư cơ sở vật chất hoàn thiện, đặc biệt là các loại kệ mới và kiểu dáng mới lạ, hấp dẫn.
  • Đầu tư công tác hàng hóa: Công tác tổ chức cung ứng hàng hóa ngày càng hiệu quả hơn. Hàng hóa ngày càng phong phú, chất lượng tốt cả trong nước và nước ngoài. Ngoài sách Nhập khẩu từ các nước Anh, Mỹ thì Văn phòng phẩm còn nhập khẩu từ các quốc gia như Nhật, Hàn, Tây ban Nha…
  • Đầu tư cho công tác nghiệp vụ cho nhân viên từ nhân viên các phòng đến nhân viên bán hàng, an ninh, bảo vệ…ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Năm 2019 với chủ trương phát huy các thành quả của năm 2018, Tổng Giám đốc chọn năm 2019 là năm công nghệ:

  • Phát triển trang TMĐT FAHASA.com ở cà 2 đầu TP HCM và Hà Nội.
  • Xây dựng nhà sách thông minh. Xây dựng nhà sách lên đẳng cấp mới, Nâng cao dịch vụ, trãi nghiệm và ứng dụng công nghệ.
  • Xây dựng chuỗi cung ứng thông minh
  • Xây dựng kho thông minh

Năm 2019 cũng được Tổng Giám đốc Chủ trương 4 điểm mới cho hệ thống FAHASA:

  • Năng lực mới.
  • Đẳng cấp mới
  • Hình ảnh mới
  • Tăng trưởng mới.

Các chủ trương này đang phát huy mạnh mẽ, và chắc chắn sẽ có những đột phá trong những tháng cao điểm sắp tới. Có thể nói những năm sau cổ phần hóa, FAHASA dã kế thừa và phát huy một cách xuất sắc thành quả của Công ty phát hành sách TP HCM và phát triển thương hiệu FAHASA, nhà sách FAHASA trên toàn quốc một cách mạnh mẽ. Hầu hết các tỉnh thành đều có dấu chân FAHASA. Tuy nhiên Tổng Giám đốc  có nhắc nhở “  Công ty FAHASA đã thành công. Điều đó không có nghĩa là FAHASA tiếp tục thành công trong tương lai. Nếu FAHASA không làm việc hết mình, không có những đầu tư và chiến lược đúng đắn”

Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần 43, xin gởi những lời chúc mừng nhiệt liệt nhất và những lời cám ơn chân thành nhất đến các lãnh đạo và nhân viên Công ty các thời kỳ, đến toàn thể 2500 CB-CNV Công ty FAHASA trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Chúc tất cả mọi người luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc va thành công. Nhân dip này cũng xin cám ơn các nhà cung cấp, các đối tác đã luôn ủng hộ va luôn đồng hành cùng Công ty FAHASA trong suốt 43 năm qua. Và đặc biệt xin cám ơn quý khách hàng trên khắp mọi miền của Đất nước đã luôn ủng hộ Hệ thống Nhà sách FAHASA trên Toàn quốc.

CÔNG TY FAHASA

Trả lời

Your email address will not be published. Required fields are marked *